Ngày 22-5, Diễn đàn Hợp tác Ấn Độ - Các quốc đảo Thái Bình Dương đã diễn ra tại thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea.
Ngày 22-5, Diễn đàn Hợp tác Ấn Độ - Các quốc đảo Thái Bình Dương đã diễn ra tại thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea.
Theo kế hoạch, trong ngày 22-5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Papua New Guinea, cũng như tiến hành cuộc họp với các nhà lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương vào chiều cùng ngày.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington sẽ cung cấp 45 triệu USD trong quỹ mới có sự hợp tác với Papua New Guinea để củng cố hợp tác kinh tế và an ninh, bao gồm các trang thiết bị hỗ trợ quốc phòng của Papua New Guinea, giảm thiểu biến đổi khí hậu và giải quyết vấn đề tội phạm xuyên quốc gia và HIV/AIDS.
Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins đánh giá thỏa thuận quốc phòng giữa Mỹ và Papua New Guinea là sự mở rộng của mối quan hệ hiện có giữa hai nước, không chỉ về sự hiện diện quân sự mà còn về sự phát triển.
Theo lịch trình trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng sẽ tới Papua New Guinea sau khi tới Nhật Bản tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7). Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ đã phải rút ngắn lịch trình, sớm trở về nước giải quyết bế tắc trong các cuộc đàm phán về nâng trần nợ công.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ đã đề nghị Hải quân Ấn Độ hỗ trợ tìm kiếm và cứu nạn các thuyền viên mất tích trong vụ tàu đánh cá biển sâu "Lupeng Yuanyu 028" của Trung Quốc bị lật ở Nam Ấn Độ Dương.
Hải quân Ấn Độ và Indonesia hôm 14-5 đã bắt đầu cuộc tập trận hải quân chung kéo dài 6 ngày, có tên Samudra Shakti-23.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã tới Goa, Ấn Độ để tham dự cuộc họp Hội đồng Ngoại trưởng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Ngày 3-5, Ấn Độ và Nga đã tái khẳng định sẵn sàng tăng cường hợp tác chống khủng bố mang tính xây dựng theo thể thức song phương và trong khuôn khổ Liên hợp quốc (LHQ), Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), khi hai bên trao đổi đánh giá về các mối đe dọa khủng bố trên toàn cầu và khu vực.
TS MẠCH LÊ THUTrung tâm Nghiên cứu Ấn ĐộHọc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
(LLCT) - Chương trình Học bổng Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật Ấn Độ (ITEC) của Chính phủ Ấn Độ, do Bộ Ngoại giao Ấn Độ trực tiếp tổ chức và quản lý. Bài viết thông tin tổng quan về Chương trình ITEC, ý nghĩa của chương trình ITEC đối với mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia, và chia sẻ trải nghiệm cá nhân của tác giả khi tham gia chương trình này.
Quang cảnh Ngày hội ITEC 2023 - Ảnh: TTXVN
Tại Việt Nam, Chương trình ITEC được thực hiện từ thập niên 1970 khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Mỗi năm, Ấn Độ cấp cho Việt Nam khoảng 200 suất học bổng ITEC trong lĩnh vực dân sự và quân sự. Đến năm 2023, Việt Nam đã có hơn 3.400 lượt người tham chương trình ITEC. Tuy nhiên, việc tham gia Chương trình ITEC vẫn tồn tại một số rào cản tâm lý và kỹ thuật, nên chưa có nhiều người biết và đăng ký tham gia.
1. Chương trình Học bổng hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật Ấn Độ - biểu hiện sinh động của hợp tác Nam - Nam
Ấn Độ bắt đầu tài trợ cho các nước đang phát triển ngay sau khi quốc gia này giành độc lập năm 1947. Chương trình ITEC được thành lập vào ngày 15 - 9 -1964.
Trong những năm qua, Ấn Độ luôn là đối tác phát triển kiên định và đáng tin cậy thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực đối với các nước đang phát triển (khối các nước phương Nam), và các nước này là những đối tác ITEC quan trọng của Ấn Độ. Chương trình ITEC hỗ trợ các quốc gia đối tác qua những hình thức chính sau:
Thứ nhất, đào tạo dân sự và quân sự cho những người do quốc gia đối tác đề cử. Xây dựng năng lực, phát triển nguồn nhân lực là trọng tâm của Chương trình. Các khóa học trong Chương trình được thực hiện tại những học viện và trường đại học hàng đầu của Ấn Độ. Tới năm 2023, ITEC đã tiến hành hơn 400 khóa học hàng năm cho hơn 160 quốc gia, nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức tại các quốc gia đang phát triển(1).
Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Chương trình ITEC tổ chức thêm các khóa học trực tuyến (e-ITEC) để duy trì chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Ấn Độ.
Bên cạnh những khóa học đại trà, Chương trình thiết kế những khóa học dành riêng cho các nhà hoạch định chính sách, quan chức và chuyên gia cấp cao của đối tác. Chương trình này chi trả chi phí hội nghị, hội thảo, chuyến tham quan học tập, với mục đích cung cấp hiểu biết thực tiễn đổi mới quản trị ở Ấn Độ. Ví dụ, năm 2019-2020, Chương trình thiết kế riêng khóa tập huấn về quản trị điện tử cho các quan chức cấp thứ trưởng của Tunisia tại Viện Hành chính công Ấn Độ (IIPA), khóa tập huấn về đổi mới và thực hành trong quản trị địa phương dành cho thống đốc và bí thư các tỉnh thành của Mông Cổ tại Học viện Quản lý Ấn Độ (IIM), thành phố Indore, và khóa tập huấn về kỹ năng quản trị cho nhóm công chức của Cộng hòa Gambia, thực hiện tại Trung tâm Quốc gia về Quản trị tốt (NCGG) của Ấn Độ(2).
Thứ hai, tổ chức các chuyến tham quan dành cho những người đến Ấn Độ học Chương trình ITEC. Chương trình tham quan đưa người học tới tìm hiểu thực tế tại những cơ quan, doanh nghiệp xuất sắc của Ấn Độ, bổ sung ví dụ sinh động cho nội dung học tập trong chương trình đào tạo. Song song với việc đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, Chương trình ITEC còn tổ chức những chuyến tham quan các danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa nổi tiếng của Ấn Độ, giúp người học trải nghiệm về sự đa dạng trong văn hóa - xã hội Ấn Độ.
Thứ ba, Chương trình cử chuyên gia đến các quốc gia đang phát triển trong thời gian từ 6 tháng tới 1 năm, để hỗ trợ các nhiệm vụ nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, chuyển giao công nghệ từ Ấn Độ cho các quốc gia đối tác. Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã cử 157 chuyên gia dân sự Ấn Độ đến 18 quốc gia từ năm 2014, bao gồm 53 chuyên gia trong năm 2019-2020, 44 chuyên gia trong năm 2020-2021, 41 chuyên gia năm 2021-2022, và 42 chuyên gia năm 2022-2023, làm việc trong các lĩnh vực quốc phòng, khảo cổ học, khoa học pháp y, nông nghiệp, y học, soạn thảo luật, y học cổ truyền Ấn Độ (ayurveda), ứng phó thảm họa và sự cố tràn dầu.
Thứ tư, ngoài các chương trình đào tạo thường xuyên, ITEC tổ chức các chương trình đào tạo tùy chỉnh đáp ứng yêu cầu của từng quốc gia cụ thể trong các lĩnh vực quản trị và cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ nghiên cứu khả thi cho các dự án phát triển. ITEC xác định một số lĩnh vực trọng tâm để cử giáo viên tới các nước thực hiện chương trình đào tạo theo yêu cầu, bao gồm công nghệ phân bón, bảo tồn động vật hoang dã, công nghệ thủy sản, nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan, chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo và nghiên cứu của nhà giáo, tài nguyên giáo dục mở, thị trường chứng khoán, năng lượng tái tạo, điện khí hóa nông thôn.
Đá có 161 quốc gia nhận tài trợ từ Chương trình ITEC là các quốc gia ở khu vực châu Phi cận Sahara, Nam và Đông Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi, châu Mỹ Latinh và Cộng đồng các quốc gia độc lập (thuộc Liên Xô cũ). Chương trình ITEC về cơ bản là hợp tác song phương giữa Ấn Độ và từng quốc gia, nhưng trong một số trường hợp, ITEC cung cấp tài chính cho các chương trình hợp tác kỹ thuật trong khu vực, liên khu vực, hợp tác ba bên và đa phương. Ví dụ như Ủy ban Kinh tế châu Phi, Tổ chức Tái thiết Nông thôn châu Á, Cộng đồng Phát triển Nam Phi, Đơn vị Phát triển Công nghiệp của Ban Thư ký Khối thịnh vượng chung, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Nhóm các nước đang phát triển (G-77), nhóm 15 nước đang phát triển ở châu Mỹ, châu Phi, châu Á (G-15), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Sáng kiến Vịnh Bengal về hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa ngành (BIMSTEC), Hợp tác sông Hằng - Mekong (MGC), AU, Tổ chức Phát triển Nông thôn châu Á - Phi (AARDO), Nghị viện liên Phi, Cộng đồng Caribe (CARICOM), Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) và Vành đai Ấn Độ Dương - Hiệp hội Hợp tác khu vực (IOR-ARC)(3).
Song song với các khóa học ngắn hạn là chủ yếu của Chương trình ITEC, Ấn Độ có nhiều chương trình học bổng khác cho các khóa học dài hạn trong khuôn khổ chương trình học bổng của Hội đồng Giao lưu Văn hóa Ấn Độ (ICCR) cho các bậc học cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và sau tiến sĩ.
Từ năm 2019, Chính phủ Ấn Độ triển khai chương trình học bổng sau đại học dành cho các nước ASEAN(4). Từ năm 2023, Ấn Độ mở thêm chương trình học bổng cơ sở hạ tầng Quad (QIF) thuộc ITEC. Theo đó, Ấn Độ cung cấp 125 học bổng mỗi năm cho các quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bắt đầu từ tháng 7 - 2023 và dự kiến kết thúc năm 2027(5). Các chương trình học bổng dài hạn này bổ sung cho ITEC, tạo nên sự toàn diện, bao trùm của các học bổng hỗ trợ phát triển của Chính phủ Ấn Độ.
Chương trình ITEC là một điển hình về sự đoàn kết và hợp tác quốc tế để giải quyết những thách thức toàn cầu. Phát biểu về chương trình ITEC nhân ngày ITEC 16-9-2023 tại Hà Nội, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, ngài Sandeep Arya cho biết: “Thế giới đã trải qua những thay đổi to lớn trong những năm qua nhưng logic của hợp tác Nam - Nam vẫn mạnh mẽ trong việc tìm kiếm các giải pháp có ý thức về tài nguyên, đoàn kết để giải quyết những thách thức đối với các quốc gia và thúc đẩy tình hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia. Giá trị của hợp tác Nam - Nam đã nhận được sự quan tâm lớn hơn trong thời gian qua không chỉ trong bối cảnh có sự tương đồng về lợi ích mà còn ở khát vọng và kỳ vọng của chúng ta sẽ đóng vai trò mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực quản trị, kinh tế, phát triển, công nghệ và thịnh vượng toàn cầu”(6).
2. Chương trình Học bổng hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật Ấn Độ tại Việt Nam
Tại Việt Nam, sự hiện diện của hơn 3.400 cựu học viên ITEC đã phản ánh mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ, đặc biệt trong các lĩnh vực nâng cao năng lực và chia sẻ chuyên môn. Sự phù hợp và hữu ích của Chương trình ITEC tại Việt Nam được thể hiện qua số lượng học bổng ITEC ngày càng tăng. Việt Nam là một trong những nước nhận được nhiều nhất học bổng ITEC. Số lượng học bổng ITEC dành cho Việt Nam đã tăng gấp đôi, từ 75 suất năm 2012 lên 150 suất năm 2019. Năm 2023, có khoảng 200 suất học bổng ITEC dân sự và quân sự.
Trong chương trình dành cho khối dân sự, ITEC có nhiều khóa học ngắn hạn phát triển nguồn nhân lực Việt Nam ở nhiều lĩnh vực, như công nghệ thông tin, hành chính công, doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh, phát triển nông thôn, các vấn đề quốc hội, báo chí, nông nghiệp, năng lượng tái tạo, tài nguyên nước, tài chính, kế toán, khoa học vũ trụ, an ninh mạng, phát triển bền vững v.v…
Các khóa học ngắn hạn từ 2 tuần tới 52 tuần, dành cho cán bộ, công chức trong độ tuổi từ 25 đến 45, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc và chưa từng nhận học bổng của Chính phủ Ấn Độ, có khả năng tiếng Anh tốt để tham gia chương trình học.
Trong chương trình dành cho khối quân sự, ITEC giúp Việt Nam đào tạo lực lượng sẽ tham gia gìn giữ hòa bình, an ninh và chiến lược của Liên hợp quốc, quản lý quốc phòng, kỹ thuật hàng hải và hàng không, hậu cần và quản lý, hải văn, chống khủng bố và chống bạo loạn. Chương trình đào tạo và nâng cao năng lực trong lĩnh vực quốc phòng trong khuôn khổ Chương trình ITEC là một trong những cam kết của Chính phủ Ấn Độ ưu tiên dành riêng cho Việt Nam. Từ những năm 1990, hơn 1.000 sĩ quan Việt Nam, trong đó có 16 phi công và hơn 500 sĩ quan hải quân, đã tham gia các khóa học tại các cơ sở huấn luyện lục quân, hải quân và không quân Ấn Độ.
Đi kèm với dòng tín dụng quốc phòng 100 triệu USD của Chính phủ Ấn Độ dành cho việc đóng tàu hải quân Việt Nam là các khóa học của ITEC đào tạo cho sĩ quan hải quân sử dụng tàu ngầm. Các khóa đào tạo dài hạn cũng được tổ chức cho sĩ quan Việt Nam tại các Học viện uy tín, như Học viện Quốc phòng quốc gia (NDA), Học viện Quân sự (IMA), Học viện Hải quân (NA), Học viện Không quân Ấn Độ (AFA), Cao đẳng Tham mưu Quốc phòng (DSSC), Cao đẳng Quân lý Quốc phòng (CDM) và Cao đẳng Quốc phòng Ấn Độ (NDC)(7).
Nhiều phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên Việt Nam đã được tài trợ, tham gia giao lưu, học hỏi chuyên môn, nghiệp vụ với các đồng nghiệp Ấn Độ và các quốc gia khác. Những kiến thức và sự trải nghiệm mà họ có được trong thời gian học tập ở Ấn Độ đã bổ trợ rất nhiều cho công việc. Số phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của TTXVN tham gia chương trình ITEC đã lên đến hàng chục người; trong đó, nhiều người đã trở thành cán bộ lãnh đạo(8).
Tuy nhiên, do một số lý do mà chương trình học bổng ITEC chưa thu hút nhiều sự quan tâm từ các đối tượng: Thứ nhất, Chương trình có thể chưa được quảng báo rộng rãi hoặc chưa cung cấp thông tin chi tiết, nhiều người chưa biết đến Chương trình hoặc không hiểu rõ cách thức tham gia. Thứ hai, điều kiện, thủ tục tham gia khá khắt khe, chẳng hạn như yêu cầu về trình độ tiếng Anh, yêu cầu khám sức khỏe ngay từ giai đoạn nộp hồ sơ, yêu cầu nộp hồ sơ qua mạng,... có thể loại trừ một số ứng viên không sử dụng thành thạo ngoại ngữ và ngại chuẩn bị nhiều giấy tờ để xin học bổng. Thứ ba, có nhiều chương trình học bổng phát triển của các quốc gia khác cùng quảng bá tới nhóm cán bộ, công chức nhà nước, trong khi những người có năng lực ngoại ngữ, tin học sẽ ưu tiên lựa chọn học bổng của các quốc gia phát triển, đặc biệt trong bối cảnh còn nhiều người chưa hiểu về khoa học, giáo dục và xã hội Ấn Độ. Để thu hút sự quan tâm đối với ITEC, cần cải thiện việc truyền thông, quảng bá về Chương trình, giảm các rào cản kỹ thuật để tạo thuận lợi cho người tham gia; điều chỉnh linh hoạt các chương trình học bổng cho phù hợp với nhu cầu của các đối tượng người học, nhất là trong một số lĩnh vực quan trọng.
Những ưu điểm nổi bật của chương trình học bổng ITEC là thế mạnh có thể quảng bá, thu hút các đối tượng quan tâm là: Thứ nhất, ITEC có nhiều khóa học mỗi năm, rất linh hoạt, thuận lợi cho người có nguyện vọng việc lựa chọn chương trình, thời gian, địa điểm. Thứ hai, ITEC tổ chức khóa học và trải nghiệm, giúp người tham gia nâng cao năng lực chuyên môn. Được thực hiện bởi những giáo sư hàng đầu của Ấn Độ trong lĩnh vực khóa học. Học viên được nâng cao kỹ năm nghiên cứu, trải nghiệm thực tế. Học viên được cấp kinh phí để mua tài liệu, dụng cụ học tập theo nhu cầu. Sau khóa học, học viên duy trì kết nối với các giáo sư Ấn Độ và các học viên đến từ các quốc gia khác, cùng nhau chia sẻ cơ hội hợp tác nghiên cứu, xuất bản, hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ. Thứ ba, ITEC giúp người học tìm hiểu văn hóa, cuộc sống xã hội của Ấn Độ. Khóa học tổ chức tham quan di sản văn hóa thế giới; học viên được ở khách sạn; được cấp tiền sinh hoạt phí; lệ phí visa, vé máy bay, phí taxi.
Chương trình ITEC rất có ý nghĩa trong việc tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ thực chất. Chương trình ITEC góp phần đào tạo những chuyên gia vững vàng về kỹ thuật và chuyên môn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, quốc phòng; thúc đẩy sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Chương trình ITEC là một biểu tượng cho sự cam kết của Ấn Độ trong việc hỗ trợ phát triển và hợp tác với Việt Nam. Các cựu học viên ITEC là cầu nối giữ Ấn Độ và Việt Nam, đóng góp vào tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước.
(2) https://www.itecgoi.in/about_ITEC_Executive
(4) https://www.indembassyhanoi.gov.in/
(5) https://www.itecgoi.in/Quad
(6) https://baotintuc.vn/thoi-su/ky-niem-chuong-trinh-hop-tac-kinh-te-va-ky-thuat-an-do-20230915221118600.htm
(7) https://vtv.vn/xa-hoi/hang-nghin-hoc-vien-viet-nam-duoc-dao-tao-qua-chuong-trinh-hop-tac-kinh-te-va-ky-thuat-an-do-2023091613155208.htm
(8) https://vnanet.vn/vi/anh/anh-thoi-su-trong-nuoc-1014/dai-su-quan-an-do-to-chuc-ngay-hoi-itec-2023-6983455.html
1. Bộ Ngoại giao Ấn Độ: Trang web ITEC. ITECgoi.in, 2023
2. Olivera, S. V: Soft power indio: la experiencia de ser becaria ITEC, Journal De Ciencias Sociales, 2018.
Công ty TNHH Hợp tác Quốc tế Thái Việt (THAVICOM) - Đồng hành cùng ước mơ vươn ra thế giới
THAVICOM, tọa lạc tại số 478 đường Thống Nhất, phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (thavicom.vn), là cầu nối vững chắc cho những ai ấp ủ giấc mơ du học và xuất khẩu lao động. Với phương châm đặt uy tín và chất lượng lên hàng đầu, THAVICOM cam kết mang đến những dịch vụ tư vấn và hỗ trợ tận tâm, giúp bạn hiện thực hóa mục tiêu học tập và làm việc tại nước ngoài.
THAVICOM đồng hành cùng bạn trên con đường du học, mở ra cánh cửa tới những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn chọn trường, ngành học phù hợp với năng lực và nguyện vọng của từng cá nhân. Hơn thế nữa, THAVICOM hỗ trợ bạn trong suốt quá trình chuẩn bị hồ sơ, xin visa, tìm kiếm chỗ ở và hòa nhập với môi trường sống mới.
Xuất khẩu lao động - Cơ hội đổi đời
Bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm với mức thu nhập hấp dẫn tại nước ngoài? THAVICOM là địa chỉ tin cậy giúp bạn tiếp cận những thị trường lao động tiềm năng. Chúng tôi liên kết với các đối tác uy tín, tuyển chọn những công việc phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. THAVICOM cam kết hỗ trợ bạn từ khâu tư vấn, đào tạo, chuẩn bị hồ sơ đến khi bạn đặt chân đến nơi làm việc.
Hãy liên hệ với THAVICOM ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và bắt đầu hành trình chinh phục ước mơ của bạn!