Nguyễn Đức Tuấn Dũng, cựu học sinh THPT Kim Liên, đã xuất sắc ghi dấu ấn khi nhận được thư mời nhập học từ Maastricht University, một trong những trườngChi tiết
Nguyễn Đức Tuấn Dũng, cựu học sinh THPT Kim Liên, đã xuất sắc ghi dấu ấn khi nhận được thư mời nhập học từ Maastricht University, một trong những trườngChi tiết
Phạm Nhật Vượng là một doanh nhân xuất sắc người Việt Nam. Ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup. Ông là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tài sản lên đến khoảng 21,200 tỷ đồng.
Nói về lý lịch và tiêu sử của chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5/8/1968, quê gốc ở Hà Tĩnh. Năm 1982 - 1985, ông theo học và tốt nghiệp trường Trường Trung học phổ thông Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.
Năm 1987, ông thi đỗ Đại học Mỏ địa chất Hà Nội và được học bổng du học ở trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga.
Năm 1993, ông cùng vợ chuyển tới sống ở Kharkov, Ukraina và mở một nhà hàng Việt Nam tên là Thăng Long. Trong năm 1993, Phạm Nhật Vượng cùng một số cộng sự đã thành lập ra công ty Technocom.
Vào ngày 8/8/1993, ông bắt đầu triển khai sản xuất mì ăn liền với thương hiệu “Mivina” và đến năm 1995 thương hiệu “Mivina” nhanh chóng trở thành tên thương hiệu cho hầu hết các thực phẩm ăn liền ở Ukraine.
Năm 1996, ông cùng nhóm bạn lập ra khu chợ Barabarosha cho bà con người Việt và dân địa phương buôn bán, sau này khu chợ trở thành trung tâm phân phối hàng cho các chợ vùng Đông Bắc Ukraina và khu vực lân cận. Tiếp sau đó, ông cung cấp sản phẩm rau thơm khô đóng gói năm 1999 và bột khoai tây năm 2000.
Năm 2000, Phạm Nhật Vượng chính thức trở về quê hương Việt Nam. Và tới năm 2010, khi Công ty Nestle S.A của Thụy Sĩ mua lại Công ty Technocom với mức giá 150 triệu USD, ông đã quyết định tập trung đầu tư vào du lịch - bất động sản ở Việt Nam.
Phạm Nhật Vượng tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam với 2 thương hiệu chiến lược là Vinpearl và Vincom. Kể từ 2010 đến nay, Phạm Nhật Vượng dốc toàn tâm toàn lực đầu tư cho Việt Nam với việc phát triển hàng loạt các dự án nhà ở, khu đô thị, nghỉ dưỡng mang thương hiệu của Vingroup (Royal city, Time city, Vinhomes Riverside, Vinpearl Nha Trang, Phú Quốc…), đưa các thương hiệu này lên một tầm cao mới.
Tính đến 4/2021 dẫn đầu danh sách tỷ phú giàu nhất Việt Nam là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup với tài sản 7,3 tỷ USD, xếp vị trí 344. Đây là năm thứ 9 liên tiếp ông Vượng có tên trong top người giàu của Forbes.
Tập đoàn Vingroup tiền thân là Công ty Technocom, chuyên sản xuất - kinh doanh mì gói với thương hiệu “Mivina” được thành lập năm 1993 tại Ukraina. Năm 2000, Technocom trở về Việt Nam và đầu tư phát triển vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu mang tên “Vinpearl, Vincom”.
Tháng 1/2012, Tập đoàn Vingroup chính thực hoạt động với mô hình tập đoàn từ việc sáp nhập 2 Công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl (đây là 2 công ty bất động sản hàng đầu ở Việt Nam tại thời điểm 2012). Người đứng đầu tập đoàn là ông Phạm Nhật Vượng - chủ tịch hội đồng quản trị.
Thông tin sơ bộ về 2 công ty thành viên sáp nhập thành Vingroup:
Tháng 1/2012: Sáp nhập Công ty CP Vinpearl và Công ty CP Vincom thành Tập đoàn Vingroup, nâng tổng số vốn điều lệ lên gần 5.500 tỷ đồng và thông qua chiến lược xây dựng và phát triển Tập đoàn với 4 nhóm thương hiệu: Vincom (Bất động sản), Vinpearl (Du lịch - giải trí), Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ), Vinmec (Dịch vụ y tế chất lượng cao).Ngày 7/1/2012: Khánh thành Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, đẳng cấp và hiện đại bậc nhất Việt Nam.Tháng 3/2012: Lần thứ hai phát hành thành công TPCĐQT với khối lượng 185 triệu USD, niêm yết tại Sàn giao dịch khoán Singapore.Tháng 6/2012: Phát hành bổ sung thành công 115 triệu USD TPCĐQT, nâng tổng số TPCĐQT phát hành năm 2012 lên 300 triệu USD.Tháng 10/2012: Khai trương TTTM Vincom Center A TP.HCM - tổ hợp mua sắm, giải trí và ẩm thực sang trọng, đẳng cấp bậc nhất Việt Nam.Tháng 12/2012: Thương vụ phát hành 300 triệu USD TPCĐQT được Finance Asia - Tạp chí uy tín hàng đầu Châu Á trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng bình chọn là “Giao dịch tốt nhất Việt Nam 2012”.Tháng 1/2013: Vingroup trở thành thành viên sáng lập của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.Tháng 4/2013: Chính thức gia nhập thị trường giáo dục Việt Nam với thương hiệu Vinschool - Hệ thống trường học liên cấp từ mầm non đến trung học phổ thông.Tháng 5/2013: Hợp tác đầu tư với Warburg Pincus - Quỹ đầu tư hàng đầu thế giới, thu hút 200 triệu USD vào Công ty cổ phần Vincom Retail- Công ty thành viên của Vingroup.Tháng 7/2013: Khai trương siêu trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City – Quần thể TTTM – Vui chơi giải trí trong lòng đất lớn nhất châu Á.Tháng 10/2013: Ra mắt thương hiệu VinKC (nay là Kids World) - Hệ thống trung tâm mua sắm, tư vấn giáo dục, sức khỏe dành riêng cho trẻ em Vingroup chính thức gia nhập thị trường bán lẻ.Tháng 11/2013: Vingroup phát hành thành công 200 triệu USD trái phiếu quốc tế và trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên phát hành thành công trái phiếu quốc tế.Tháng 11/2013: Ra mắt thương hiệu Vinhomes, đánh dấu bước ngoặt chiến lược quan trọng trong tiến trình quy hoạch, xây dựng, phát triển dòng sản phẩm BĐS nhà ở dịch vụ hạng sang, đồng thời hình thành hệ tiêu chuẩn dịch vụ đẳng cấp và hoàn toàn khác biệt của Tập đoàn Vingroup.Tháng 1/2015: Thành lập VinDS, công ty vận hành các chuỗi bán lẻ đồ thể thao (Sports World), giày dép (ShoeCenter), mỹ phẩm (BeautyZone) thời trang (Fashion MegaStore).Tháng 9/2017: Thành lập VINFAST, đây là thương hiệu ô tô - xe máy của Vingroup.Tháng 6/2018: Vingroup công bố triển khai kế hoạch sản xuất các thiết bị điện tử, khởi điểm là điện thoại thông minh với thương hiệu Vsmart có công ty quản lý là VinSmart với số vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.Trong năm 2018, Vingroup còn tham gia lĩnh vực giáo dục đại học với thương hiệu VinUni, công bố tham gia lĩnh vực dược phẩm thương hiệu VinFa, tham gia lĩnh vực sản xuất điện tử thông minh và trí tuệ nhân tạo. Gần đây là khai trương công trình Landmark 81 tòa nhà “top 10” dự án cao nhất thế giới.
Tập đoàn Vingroup (Vingroup JSC)© Bản quyền Vingroup 2019
Nguồn thông tin: https://vingroup.net/gioi-thieu / https://vi.wikipedia.org / https://dandautu.vn/
Khi bạn có ý định đi du học thì việc tìm hiểu về trường, ngành, môi trường học tập, nghiên cứu và sinh sống tại nước đó là một điều quan trọng và cần thiết để bạn chuẩn bị hành trang và các định hướng cho bản thân. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin cơ bản để các bạn có thể tham khảo và tự tìm hiểu trước cho bản thân. Tuy nhiên, thông tin có thể thay đổi tùy vào mỗi trường và mỗi thời điểm, các bạn nên tham khảo từ nhiều nguồn để cập nhật thêm nhé.
Hiện tại, du học nói chung và du học Đài Loan nói riêng không còn quá xa lạ đối với nhiều bạn trẻ. Ngoài trang chính thức của các trường, thông tin về du học có thể dễ dàng tìm kiếm trên các trang mạng xã hội, các nhóm chia sẻ thông tin hay trên các trang của các trung tâm hỗ trợ du học. Một hình thức trực tiếp hơn, các bạn cũng có thể liên hệ và xin ý kiến tư vấn từ các anh/chị đi trước. Tuy nhiên, các bạn cũng nên chủ động tìm hiểu một số thông tin cơ bản trước khi hỏi các anh/chị để có cái nhìn bao quát và bớt làm phiền người được hỏi – họ sẽ cảm thấy thoải mái và chia sẻ với bạn nhiều thông tin hữu ích hơn. Dưới đây là một số thông tin mà bạn có thể bắt đầu quá trình tìm hiểu của mình về du học Đài Loan:
Thông thường, chúng ta sẽ có hai học kỳ nhập học: học kỳ mùa thu (nộp hồ sơ khoảng tháng 2-3, nhận kết quả khoảng tháng 5-6, nhập học vào tháng 9), học kỳ mùa xuân (nộp hồ sơ khoảng tháng 9-10, nhận kết quả khoảng tháng 12, nhập học vào tháng 2 năm sau). Chương trình đại học thường chỉ được nhập học vào học kỳ mùa thu (một số trường vẫn nhận nhập học vào học kỳ mùa xuân).