Ngày 28.11, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Dung (40 tuổi, ở Q.12, TP.HCM) mức án tử hình về tội giết người, 8 năm tù về tội cướp tài sản. Tổng hợp hình phạt chung là tử hình. Đồng thời, tòa buộc bị cáo bồi thường cho gia đình bị hại 200 triệu đồng.
Ngày 28.11, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Dung (40 tuổi, ở Q.12, TP.HCM) mức án tử hình về tội giết người, 8 năm tù về tội cướp tài sản. Tổng hợp hình phạt chung là tử hình. Đồng thời, tòa buộc bị cáo bồi thường cho gia đình bị hại 200 triệu đồng.
Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện; trong đó có 02 thành phố thuộc tỉnh (thành phố Rạch Giá, thành phố Hà Tiên) và 13 huyện (trong có 02 huyện đảo là Phú Quốc và Kiên Hải) với tổng số 145 xã, phường, thị trấn; có tổng diện tích tự nhiên là 634.852,67 ha, bờ biển hơn 200 km với hơn 137 hòn, đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là Phú Quốc diện tích 567 km² và cũng là đảo lớn nhất Việt Nam.
Kiên Giang với 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị và có dân số chủ yếu là các dân tộc phân bố không đồng đều. Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách Thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Tây. Kiên Giang tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km. Vịnh Thái Lan ở phía Tây có đường bờ biển dài hơn 200 km. Ngoài ra Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ.
Kiên Giang nằm ở phía Tây – Bắc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và về phía Tây Nam của Tổ quốc. Tỉnh có tọa độ địa lý: từ 103030 (tính từ đảo Thổ Chu) đến 105032 kinh độ Đông và từ 9023 đến 10032 vĩ độ Bắc.
Ranh giới hành chính được xác định như sau:
Phía Bắc giáp Campuchia, với đường biên giới trên đất liền dài 56,8 km.
Phía Đông Bắc giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang;
Phía Nam giáp các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu;
Phía Tây Nam là biển với hơn 137 hòn đảo lớn nhỏ và bờ biển dài hơn 200 km; giáp với vùng biển của các nước Campuchia, Thái Lan và Malaysia.
Ngoài ra tại Kiên Giang cực Bắc thuộc địa phận xã Tân Khánh Hoà, huyện Giang Thành. Cực Nam nằm ở xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận. Cực Tây tại phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên Cực Đông nằm ở xã Hoà Lợi thuộc địa phận huyện Giồng Riềng.
Vị trí địa lý của Kiên Giang có tiềm năng để phát triển kinh tế biển đảo và giao lưu với các nước trong khu vực.
Dựa theo thông tin chúng tôi tìm hiểu để giải đáp vấn đề Kiên Giang thuộc miền nào thì câu trả lời là Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phần lớn diện tích Kiên Giang ngày nay bao gồm thành phố Rạch Giá và toàn bộ tỉnh Hà Tiên cũ. Đây là tỉnh có diện tích lớn nhất vùng Tây Nam Bộ và lớn thứ hai ở Nam Bộ (sau tỉnh Bình Phước).
Đến với mảnh đất du lịch Kiên Giang du khách có nhiều sự lựa chọn tham quan nghỉ dưỡng. Bài viết xin cập nhật một số địa điểm du lịch nổi tiếng tại Kiên Giang để du khách có thể tham khảo lựa chọn khi đến đây:
Di tích lịch sử văn hóa Đình thờ Nguyễn Trung Trực địa chỉ tại số 14 Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Điện thoại: 0773. 863. 215 và Website: http://dinhnguyentrungtruc.vn.
Di tích lịch sử – văn hóa Chùa Tam Bảo địa chỉ số 3 Sư Thiện Ân, phường Vĩnh Lạc, TP. Rạch Giá, số điện thoại: 0773. 862. 439.
Di tích lịch sử – văn hóa Đình Vĩnh Hòa địa chỉ số 61 Nguyễn Hùng Sơn, phường Vĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Giá.
Di tích lịch sử – văn hóa Chùa Láng Cát có địa chỉ số 325 Ngô Quyền, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Điện thoại: 0773. 863. 786
Di tích lịch sử – văn hóa Chùa Quan Đế địa chỉ số 136 Trần Phú, phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Di tích Kiến trúc nghệ thuật Nhà Bảo tàng Kiên Giang địa chỉ số 27 Nguyễn Văn Trỗi, phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Điện thoại 0773. 863. 727.
Di tích lịch sử nghệ thuật Chùa Phật Lớn địa chỉ Vĩnh Quang, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Di tích lịch sử nghệ thuật Chùa Tổng Quản địa chỉ tại xã Thới Quản, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.
Di tích lịch sử nghệ thuật Chùa Sóc Xoài địa chỉ tại hu phố Sơn Tiến, thị trấn Sóc Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
Khu Di tích thắng cảnh Hòn Đất (có tên gọi là Ba Hòn: Hòn Đất, Hòn Me và Hòn Quéo), địa chỉ: xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Điện thoại: 0773. 787. 666.
Di tích lịch sử Nhà tù Hà Tiên địa chỉ: phường Đông Hồ, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Di tích thắng cảnh Thạch Động tại Ấp Thạch Động, xã Mỹ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Di tích thắng cảnh Mũi Nai địa chỉ Ấp Thạch Động, xã Mỹ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Di tích lịch sử văn hóa Bình San địa chỉ phường Bình San, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Di tích danh thắng núi Đá Dựng địa chỉ xã Mỹ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Di tích lịch sử và Thắng cảnh MoSo tại Ấp Ba Núi, Xã Bình An, Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
Khu Du lịch Hòn Chông (hòn Phụ Tử, Chùa Hang, Bãi Dương) địa chỉ: xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
Di tích lịch sử văn hóa Chùa Cù Là địa chỉ: Khu phố Minh Phú, Thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang
Vườn quốc gia U Minh Thượng địa chỉ: An Minh Bắc, U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang
Khu Di tích lịch sử Nhà lao Cây Dừa (Nhà tù Phú Quốc) địa chỉ: 350 Nguyễn Văn Cừ, Ấp 4, Thị trấn An Thới, Huyện Phú Quốc, Kiên Giang. Điện thoại: 0773. 844. 578
Du lịch làng chài Hàm Ninh địa chỉ xã Hàm Ninh, Huyện Phú Quốc, Kiên Giang
Quần đảo Thổ Chu tại xã Thổ Châu, Huyện Phú Quốc, Kiên Giang
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Kiên Giang thuộc miền nào đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900 6557 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.
Sau khi Lỡ hẹn với ngày xanh kết thúc, từ hôm nay (22/5), phim mới Những nẻo đường gần xa sẽ lên sóng VTV1 vào khung giờ 21h00 từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần.
Trong đoạn giới thiệu tập 1 của Những nẻo đường gần xa, Bảo (Kiên Trần) dường như là một "báo thủ" chính hiệu khi bị mẹ bắt gặp mang xe đi chơi với gái. Tuy nhiên, cậu thanh minh rằng việc mang tiền đi cho gái là từ... lần trước, còn lần này cậu đi dự lễ tốt nghiệp của Dũng (Việt Hoàng).
Thấy mẹ vẫn mắng chửi về việc cậu ăn chơi và liên tục bao gái, Bảo cãi lại: "Mẹ muốn con sớm lấy vợ, có cháu bồng cháu bế thì mẹ phải đầu tư chứ?".
Trong khi đó, Đông (Cù Thị Trà) lại đặt cược tất cả cuộc đời mình cho đam mê đấu kiếm. Thế nhưng, chặng đường này không hề dễ dàng. Đối thủ chiến thắng cô trong trận đấu tập có vẻ như cũng là kẻ thù ngoài đời của Đông. Đụng phải Đông sau trận đấu, cô gái này lập tức mỉa mai: "Chân tay chậm chạp, đầu óc cũng thế luôn à?".
Nghe thấy vậy, Đông vẫn nhịn nhục và im lặng, nhìn theo đối thủ chạy về phía người yêu.
Tình cờ thay, người yêu kẻ thù của Đông lại chính là thầy Vinh (Việt Anh) - thầy giáo đang hỗ trợ thực tập cho trường của Dũng. Dũng luôn tỏ ra mến mộ Vinh và tài năng của anh, đây cũng là lý do khiến cậu vô cùng háo hức khi được gặp trực tiếp và thực tập trong công ty của anh.
Hùng (Việt Hoàng) - anh trai cùng cha khác mẹ của Dũng - lúc nào cũng hết mình với em. Sau khi nghe tin Dũng chuẩn bị tốt nghiệp, Hùng thậm chí còn vui mừng hơn cả em. Anh thông báo bản thân chuẩn bị lên thành phố để ăn mừng cùng Dũng và bố.
Thế nhưng, Dũng lại lập tức dập tắt niềm vui của anh: "Em đã bảo là em không về rồi mà".
Mời quý vị đón xem tập 1 Những nẻo đường gần xa phát sóng vào 21h00' ngày 22/5 trên kênh VTV1!
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
TPO - Sau khi ngất xỉu tại nhà vệ sinh, nữ du học sinh Bùi Thị Diện (SN 1992, quê Yên Thành, Nghệ An) đang theo học tại phân hiệu Kobe được đưa vào bệnh viện Kobe Daigaku (Nhật Bản) đã không qua khỏi.
Trên Fanpage của Sugoi Media đăng tải thông tin: Vào ngày 2/1 nữ du học sinh tên Bùi Thị Diện (sinh năm 3/6/1992), quê quán: Xóm Đình, Mã Thành, Yên Thành, Nghệ An, đang là du học sinh học tại phân hiệu Kobe, đã bị đột quỵ tại nhà trọ nên đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Kobe Daigaku vào lúc 9h11 ngày 2/1/2018.
Lễ quan tẩm liệm diễn ra chiều 2/1. Đến ngày 4/1 diễn ra lễ xuất quan hoả táng, an trí tại Chùa Hoà Lạc Kobe (1-73, Minamikomaecho, Nagata-Ku, Kobe, Hyōgo, Nhật Bản 653-0044).
Chùa Đại Nam Himeji - Japan và Chùa Hoà Lạc - Kobe đã đứng ra kêu gọi quyên góp cho gia đình của nữ du học sinh xấu số này. Thời gian quyên góp đến ngày 7/1. Nhiều lời chia buồn đã được cộng đồng du học sinh Việt gửi tới nữ du học sinh xấu số trên.
Thông tin này cũng đã được Hội đồng hương Nghệ An - Hà Tĩnh chia sẻ, đồng thời kêu gọi tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ gia đình đưa thi thể nữ du học sinh xấu số Bùi Thị Diện về quê hương.
Ngày 3/1, Chủ tịch UBND xã Mã Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) cho biết gia đình và chính quyền địa phương đã nhận được thôn tin chị Bùi Thị Diện - du học sinh tử vong ở Nhật Bản. Ông Long cho biết thêm hoàn cảnh gia đình chị Diện ở quê nhà đặc biệt khó khăn.
Bùi Thị Diện từng tốt nghiệp cử nhân ở trong nước. Tháng 1/2015, gia đình vay mượn tiền để Diện sang Nhật Bản theo diện du học sinh vừa đi học vừa đi làm. Hiện số tiền nợ chưa trả hết, gia đình thêm khó khăn. Người thân mong muốn đưa thi thể Diện về quê nhà an táng, tuy nhiên kinh phí quá lớn nên gia đình chưa thể thực hiện được nguyện vọng.
Lễ tịch điện đại kỳ siêu của nữ sinh Bùi Thị Diên. Ảnh: Facebook Thích Nhuận Phổ
Tuy tiếp cận với ngoại ngữ muộn, điều kiện học tập, rèn luyện gặp nhiều khó khăn, nhưng bằng đam mê, phương pháp học hiệu quả và quyết tâm, các em từng bước chinh phục môn học vốn mặc định là “khó nhằn” với giáo dục miền núi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, thủ khoa tỉnh Nghệ An gây bất ngờ khi là cậu học trò nghèo người dân tộc Thổ đến từ ngôi trường làng THPT Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn.
Với tổng điểm 56,65 - Cao Duy Thông đạt điểm cao đồng đều ở cả 6 môn thi với Toán 8,4 điểm; Ngữ văn 9,5 điểm; Lịch sử 9,5 điểm; Địa lý 9,25 điểm; Giáo dục công dân 10 điểm và Ngoại ngữ 10 điểm. Riêng môn Tiếng Anh, trước đó em đã tham gia thi IELTS và đạt 8.0 điểm mà không học thêm ở bất cứ trung tâm hay lớp học trực tuyến nào. Đây cũng là kỳ tích hiếm thấy ở ngôi trường miền núi THPT Cờ Đỏ.
Cao Duy Thông sinh ra và lớn lên ở làng Cáo, xã Nghĩa Mai - vùng đặc biệt khó khăn của huyện Nghĩa Đàn. Gia đình Thông có 3 chị em, các chị gái từng thi đậu Trường ĐH Y khoa Huế nhưng đành gác ước mơ đại học vì nhà nghèo. Hai chị đi làm sớm để phụ giúp bố mẹ nuôi Thông ăn học.
Hoàn cảnh gia đình càng khiến em quyết tâm hơn, luôn có ý thức tự học, phấn đấu, không bao giờ tự mãn với thành tích mình đạt được. Lên lớp 10, Thông nuôi ý định thi chứng chỉ IELTS nhưng do gia đình không có điều kiện nên em chỉ tự học.
“Thuận lợi lớn nhất của em là có nền tảng ngữ pháp khá chắc. Phần còn lại, em tự tìm tài liệu để học. Phần nghe - nói, em luyện bằng cách xem các clip trên mạng và tập hằng ngày. Lần đầu tiên thi IELTS, em đạt 7.5 điểm. Nhưng em muốn nâng cao kết quả nên khi lên lớp 12 tiếp tục dự thi và đạt 8.0 như mục tiêu”, Thông kể.
Bên cạnh đó, Thông đoạt giải Nhì học sinh giỏi tỉnh môn Tiếng Anh. Với kết quả thi IELTS, Cao Duy Thông được miễn thi môn học này ở Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, với mong muốn được thử sức mình ở kỳ thi quốc gia, em vẫn đăng ký thi và đạt điểm 10.
Nói về học trò của mình, cô Nguyễn Thị Phương Lan - giáo viên chủ nhiệm lớp 12D1, Trường THPT Cờ Đỏ - tự hào: “Kết quả từ các kỳ thi đã khẳng định năng lực và phong độ học tập ổn định của Cao Duy Thông. Danh hiệu em đạt được hoàn toàn xứng đáng nhờ nỗ lực, bền bỉ chứ không phải là yếu tố may mắn. Em luôn cởi mở, luôn chia sẻ với bạn bè.
Trong lớp, em thành lập nhóm để giúp đỡ các bạn học kém cùng tiến bộ. Trước đó lớp 11, Thông còn tổ chức nhóm để hỗ trợ anh chị lớp 12 học yếu môn Tiếng Anh. Em là tấm gương sáng cho học sinh nghèo, người dân tộc thiểu số vượt khó vươn lên”.
Bùi Kim Chi - một trong bốn thủ khoa khối D01 tại Hà Tĩnh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.
Với 9 điểm Toán, 9,5 điểm Ngữ văn và 9,6 điểm Tiếng Anh, Bùi Kim Chi (cựu học sinh lớp 12D - Trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) là 1 trong 4 thủ khoa khối D01 của tỉnh. Kết quả trên giúp nữ sinh miền sơn cước Hà Tĩnh chạm vào ước mơ trở thành sinh viên Khoa Sư phạm Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sinh ra trong gia đình làm nông nên Kim Chi luôn nỗ lực tự học, tìm tòi và tích lũy kiến thức. Theo em, trở ngại lớn nhất chính là việc tiếp cận tiếng Anh muộn hơn so với bạn bè miền xuôi. Gia đình không có điều kiện cho Chi học thêm hay mua nhiều tài liệu học tập.
Để học tốt môn Tiếng Anh, ở trên lớp em chú ý nghe cô giáo giảng để nắm vững cấu trúc ngữ pháp, đặc biệt kết hợp giữa nghe, viết, đọc để thuộc các từ vựng. Với bài tập khó hoặc chưa hiểu, em mạnh dạn hỏi lại thầy cô ngay trên lớp. Về nhà, nữ sinh chăm chỉ giải nhiều bài tập, không đầu hàng trước đề khó.
“Bí quyết học hiệu quả nhất chính là niềm đam mê với môn học. Khi đã có đam mê thì những khó khăn là phép thử để bản thân quyết tâm hơn”, Chi cho hay.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, lớp 12A1 Trường THPT Cù Huy Cận (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) có 100% học sinh đậu ĐH nguyện vọng 1. Trong số học sinh này, nhiều em đạt điểm môn Tiếng Anh từ 9 điểm trở lên. Điểm trung bình môn học này của lớp là 6,41. Thay vì học, ôn luyện ở trung tâm, do điều kiện kinh tế gia đình eo hẹp, các em đều lựa chọn phương pháp tự học tại nhà, nhờ thầy cô hướng dẫn và học hỏi kinh nghiệm qua mạng Internet.
Nguyễn Thanh Hoài (cựu học sinh lớp 12A1) cho hay: “Tương tự học Toán hay các môn khác, ngoài tiếp thu kiến thức từ sách vở phải thường xuyên thực hành. Em sưu tầm đề tiếng Anh trên mạng miễn phí để rèn kỹ năng làm bài. Luyện đề giúp em không bị bỡ ngỡ khi gặp cấu trúc đề lạ, hay từ mới. Đối với kỹ năng nghe - nói, em thường xuyên trò chuyện với các bạn trong lớp hoặc tham gia nhóm chat trao đổi tiếng Anh để nâng cao kỹ năng”, Hoài chia sẻ.
Thành quả của hành trình cố gắng, Thanh Hoài giành được 9,2 điểm môn Tiếng Anh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Hiện, em là tân sinh viên Trường ĐH Kinh tế TPHCM.
Theo cô Lê Thị Huyền Trang (giáo viên dạy Tiếng Anh, Trường THPT Cù Huy Cận – Hà Tĩnh), Tiếng Anh từ lâu được mặc định là môn học khó nhất với học sinh miền núi. Tâm lý này là rào cản khiến các em chưa coi trọng hay tự tin tập trung cho môn học. “Đối với môn Tiếng Anh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuy vẫn là một trong những môn có phổ điểm thấp so với môn khác do nhiều nguyên nhân nhưng đã có khởi sắc về kết quả trong vài năm gần đây”, cô Trang cho hay.
Cao Duy Thông đã nhập học vào Học viện Ngoại giao, Hà Nội. Ước mơ trở thành nhà ngoại giao và xác định ngoại ngữ là phương tiện không thể thiếu để em vươn xa trong thời đại hội nhập. Đó cũng là lý do để cậu học trò dân tộc Thổ ở làng Cáo tìm cách chinh phục môn Tiếng Anh, vượt chướng ngại vật đầu tiên trong hành trình chạm tới ước mơ của mình.