Công Ty Thiên Ngọc Minh Uy 2016 Tại Tphcm

Công Ty Thiên Ngọc Minh Uy 2016 Tại Tphcm

Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh Nguyễn Phương Nam cho rằng biên bản làm việc của đoàn thanh tra hồi tháng 3 chưa phải quan điểm cuối cùng của cơ quan này về doanh nghiệp đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy.

Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh Nguyễn Phương Nam cho rằng biên bản làm việc của đoàn thanh tra hồi tháng 3 chưa phải quan điểm cuối cùng của cơ quan này về doanh nghiệp đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy.

Top Công Ty Du Lich Uy Tín Tại TPHCM

Hiện nay ngành du lịch ở nước ta đang được quan tâm, đầu tư và phát triển, các công ty du lịch mở ra ngày càng nhiều. Tuy nhiên, không phải công ty du lịch nào cũn dảm bảo uy tín và chất lượng dịch vụ cho khách hàng.Mời bạn tham khảo Top Công Ty Du Lich Uy Tín Tại TPHCM

Dịch vụ chính của chúng tôi bao gồm:

• ĐẶT VÉ MÁY BAY TRONG NƯỚC & QUỐC TẾ • ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN TRONG NƯỚC & QUỐC TẾ • TOUR DU LỊCH QUỐC TẾ & TOUR NỘI ĐỊA • TOUR DU LỊCH DÀNH CHO CÁ NHÂN, DOANH NGHIỆP VÀ CHÍNH PHỦ • HỘI VIÊN BUSINESS FLEX • ĐẶT VÉ TÀU & VÉ XE KHÁCH • THẺ VISA & PASSPORT

TRỤ SỞ CHÍNH : 87 Đường số 1, Cư Xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3, TP HCM Hotline:  0904 423 446 Email: [email protected] Giấy phép lữ hành quốc tế số : GP79 – 758 / 2017 / TCDL – GP LHQT

Vietravel tên đầy đủ là công ty Du lịch và tiếp thị Giao thông vận tải, hoạt động từ năm 1995. Vietravel cung cấp dịch vụ du lịch đa dạng cả trong và ngoài nước gồm: các tour khám phá, nghỉ dưỡng, mạo hiểm, tour theo yêu cầu, hội nghị, các chương trình team building. Vietravel có hệ thống văn phòng đại diện trải rộng khắp cả nước.

Các tour của Vietravel được đánh giá cao về độ chuyên nghiệp, thái độ của hướng dẫn viên, chất lượng các dịch vụ đi kèm như ăn uống, khách sạn nghỉ chân được đánh giá là rất tốt. Giá tour của Vietravel thường cao hơn của các công ty khác nhưng đa số khách hàng từng tham gia tour của Vietravel đều hài lòng vì chất lượng dịch vụ tương xứng với khoản tiền họ bỏ ra.

Địa chỉ: 190 Pasteur, P.6, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 38 22 8898 (20 lines) Fax: (028) 38 29 9142 Email: [email protected]

Website: https://www.vietravel.com

Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Bến Thành (Bến Thành Tourist) được thành lập vào năm 1989. Ngoài hoạt động dịch vụ ngành du lịch rất mạnh, Bến Thành Tourist còn hoạt động các lĩnh vực khác, như: Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ thương mại – XNK và dịch vụ đầu tư phát triển,… Hiện Bến Thành Tourist đã và đang hợp tác với hơn 40 hãng lữ hành quốc tế của 25 quốc gia trên khắp thế giới. Là thành viên chính thức của các hiệp hội du lịch hàng đầu thế giới, như: PATA, ASTA, JATA.

Địa chỉ: 82 – 84 Calmette, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: 028.3822 7788

Hotline: 1900 6668 Fax: 028.3829 5060

Website: https://benthanhtourist.com

Được thành lập năm 1995 cùng với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tình và chu đáo, tên tuổi của Lê Phong Travel ngày càng lớn mạnh. Luôn đặt tiêu chí tiêu chí chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, Lê Phong Travel rất được sự tín nhiệm của khách hàng. Chuyên tổ chức các tour du lịch ngoài nước, như: Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore,…công ty còn tổ chức đón nhiều đoàn khách từ Châu Âu, Châu Mỹ vào tham quan, du lịch, hội chợ và đầu tư tại Việt Nam.

Địa chỉ: 72/6 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028)54486868; (028)54052868; (028)54052690

Email: [email protected]

Website: http://www.lephongtravel.com.vn/

Năm 1989, công ty du lịch Fiditour được thành lập. Fiditour không ngừng phấn đấu, đổi mới và sáng tạo vậy nên khách hàng luôn tin tưởng các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Là thành viên chính thức của các Hiệp hội Du lịch uy tín hàng đầu thế giới, như: PATA, ASTA, JATA, Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VTA), Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh (HTA),… Và có mối quan hệ chặt chẽ với 1.500 đối tác trong và ngoài nước, Fiditour đã phần nào khẳng định được rằng mình xứng đáng là một trong top 10 công ty du lịch uy tín hàng đầu của Việt Nam.

Địa chỉ: 129 Nguyễn Huệ, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028. 39 14 14 14 – 028 38 28 22 82

Email: [email protected]

Website: https://www.fiditour.com/

Hơn 12 năm hoạt động, VietSun Travel đã có nhiều bước tiến vượt bậc và đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Với thuận lợi đó, VietSun Travel đã dần hình thành và phát triển mạng lưới hệ thống đại lý rộng khắp trong cả nước và kế hoạch xây dựng văn phòng đại diện tại một số quốc gia trên thế giới, như: Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Nhật Bản.

Địa chỉ: 240 Lý Chính Thắng, P.9, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh

Website: https://vietsuntravel.com/

Thiên Ngọc Minh Uy có tiền thân là công ty Sinh Lợi. Năm 2006, Sinh Lợi bị Sở Thương mại TP.HCM ra quyết định thu hồi giấy phép bán hàng đa cấp vì hành vi gian lận thương mại, lừa dối người tiêu dùng gây thiệt hại nghiêm trọng.

Chi nhánh của công ty Thiên Ngọc Minh Uy. (Ảnh: Internet).

Không chịu thua, “cha đẻ” của Sinh Lợi – một thương gia người Trung Quốc “bay” ra Hà Nội xin cấp phép hoạt động với tên mới là Thiên Ngọc Minh Uy, tiếp tục mở chi nhánh hoạt động ở TP. HCM và nhiều tỉnh thành khác.

Trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty Thiên Ngọc Minh Uy có tên nước ngoài là Thiên Ngọc Minh Uy Company Limited, viết tắt là Thiên Ngọc CO.,LTD. Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi đến 15 lần, lần gần nhất là vào ngày 10/7/2015.

Điều đáng nói, số vốn điều lệ của công ty này là 10 tỷ đồng với 3 thành viên góp vốn là nữ. Cụ thể bà Lê Thị Phương Thảo (trú 12/2 cư xá Lữ Gia, phường 15, Quận 11, TP.HCM) góp vốn 5 tỷ, tương đương 50%. Hai người còn lại góp vốn 2,5 tỷ, tương đương 25% là Nguyễn Thị Xuyến (Đội 10, xã Hà Châu, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) và bà Lâm Nữ (63/6A Nguyễn Thị Nhỏ, phường 9, QuậnTân Bình, TP. HCM).

Người đại điện theo pháp luật của công ty là bà Lâm Nữ với chức danh “Giám đốc”, người Hoa, sinh ngày 15/10/1984. Còn trụ sở chính thì đặt tại số A6/D11+A7D11/Đồng Bông, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nghề nghiệp, trình độ của ba người góp vốn cũng không được nêu rõ trong các giấy tờ liên quan.

Hàng ngày, các “chuyên viên cao cấp” của Thiên Ngọc Minh Uy thi nhau rót vào tai người dân rằng các phương pháp kinh doanh truyền thống rất tốn công sức, thời gian mà hiệu quả thu về chẳng là bao trong khi kinh doanh theo kiểu của Thiên Ngọc Minh Uy sẽ chẳng mất gì, lại được tất cả.

Lợi dụng niềm tin và đánh trúng vào lòng tham của nhiều người, đặc biệt là những người có trình độ thấp, thất nghiệp muốn mau chóng đổi đời, nhưng lại lười lao động, Thiên Ngọc Minh Uy ráo riết mở rộng mạng lưới hòng vắt kiệt tài chính để thu lợi nhuận từ nhân viên của họ.

Bán sản phẩm chỉ là việc phụ, mở rộng mạng lưới mới là công việc chính của các nhân viên bán hàng đa cấp bởi như vậy, doanh thu bán hàng sẽ nhỏ, kéo theo nộp thuế ít. Trong khi đó, lợi nhuận của công ty lại rất lớn do sự đóng góp từ các thành viên mới.

Chính vì thế, một số người ví von công ty này giống như một con "quái vật chuyên hút máu người".

Tháng 3/2016, Thiên Ngọc Minh Uy là cái tên gây nhiều chú ý trong dư luận khi bị đưa vào danh sách 7 công ty kinh doanh đa cấp cần phải thanh tra. Tuy nhiên, ngày công bố kết quả thanh tra sau đó liên tiếp bị trì hoãn.

Đến ngày 11/7/2016, Bộ Công Thương mới chính thức ra thông báo. Tuy nhiên, kết quả thanh tra vẫn vắng bóng cái tên là Thiên Ngọc Minh Uy.

Phải đến tận đầu năm 2017, những sai phạm tại công ty Thiên Ngọc Minh Uy mới được công bố. Theo đó, các sai phạm cụ thể là: Một số sản phẩm thực phẩm chức năng tại kho của công ty có nhãn gốc chưa đúng với nhãn gốc đã đăng ký với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có dấu hiệu vi phạm quy định về ghi nhãn sản phẩm và lưu thông hàng hóa chưa đủ điều kiện trên thị trường.

Một số hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp của công ty ký với nhà phân phối không ghi đầy đủ thông tin của nhà phân phối theo quy định.

Công ty cũng chưa thực hiện việc đào tạo cơ bản, cấp chứng chỉ đào tạo cơ bản về bán hàng đa cấp và cấp thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp theo quy định cho toàn bộ nhà phân phối đang hoạt động.

Ngoài ra còn nhiều sai phạm khác liên quan đến sản phẩm kinh doanh hay giá trị tiền mặt khuyến mại mà nhà phân phối có thể được hưởng từ từng đơn hàng có thể vượt quá giá trị của đơn hàng đó.

Theo báo cáo của các sở công thương, trong năm 2016, Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy cùng các đại lý và người tham gia bán hàng đa cấp của mình đã vi phạm 80 lượt đối với 13 hành vi quy định tại Nghị định 42 và pháp luật có liên quan tại 34 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bị xử phạt tổng cộng hơn 1,5 tỷ đồng.Theo đó, công ty này đã bị xử phạt tới 215 triệu đồng và là công ty bị phạt nhiều nhất năm 2016.

Tuy nhiên, phải đến ngày 25/4, công ty Thiên Ngọc Minh Uy mới có đơn xin tự dừng hoạt động bán hàng đa cấp.

Bộ Công Thương cho biết, hiện đang tiến hành các quy trình chấm dứt hoạt động, để công ty này giải quyết quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp.

Bộ yêu cầu doanh nghiệp này có trách nhiệm hoàn thành các nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật. Người tham gia bán hàng đa cấp có bất kỳ khiếu nại về việc công ty chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với mình có thể gửi yêu cầu.

Video: Công ty đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy có dấu hiệu lừa đảo

Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Tòa Nhà Vinafood1, 94 Lương Yên. P. Bạch Đằng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Lầu 4, Bách Việt Building, 65 Trần Quốc Hoàn, P. 4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

0104478506 - Do: Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Hà Nội cấp.

Mặc dù Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy đã chấm dứt hoạt động, song doanh thu toàn ngành bán hàng đa cấp 6 tháng đầu năm 2017 chỉ giảm khoảng 300 tỷ (khoảng 10%) so với thời điểm cùng kỳ năm 2016.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa gửi báo cáo đến các vị đại biểu Quốc hội về kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn. Trong đó có nội dung sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy định của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động này.

Bộ trưởng nhấn mạnh, đây là nội dung được đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước hết sức quan tâm.

Theo báo cáo, cuối năm 2015, đầu năm 2016, có 67 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Đến cuối năm 2016, số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã giảm 27 doanh nghiệp xuống còn 40 doanh nghiệp. Trong số này, có 15 doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận, 10 doanh nghiệp chủ động chấm dứt hoạt động và 2 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.

Trong 9 tháng đầu năm 2017, số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp tiếp tục giảm thêm 4 doanh nghiệp. Tính tới hết tháng 9 năm 2017, số lượng doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp còn lại 36 doanh nghiệp, giảm 46% so với cuối năm 2015 (trong đó có 1 doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động).

Dẫn số liệu báo cáo của 35 doanh nghiệp, Bộ trưởng cho biết tổng số lượng người tham gia bán hàng đa cấp tính đến hết tháng 6/2017 là 361.592 người, giảm 276.045 người (43%) so với cuối năm 2016.

Vẫn theo số liệu báo cáo của 35 doanh nghiệp, tổng doanh thu bán hàng đa cấp 6 tháng đầu năm 2017 đạt khoảng 3.067 tỷ đồng, tương đương 39% doanh thu toàn ngành năm 2016.

Doanh thu bán hàng đa cấp chủ yếu đến từ thực phẩm chức năng (72%), và mỹ phẩm (25%). Doanh thu từ đồ gia dụng, quần áo thời trang, thiết bị và mặt hàng khác chiếm 3%.

Tổng số hoa hồng và các lợi ích kinh tế khác mà các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã chi trả cho người tham gia bán hàng đa cấp trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt khoảng 986 tỷ đồng, chiếm khoảng 32% tổng doanh thu toàn ngành (doanh thu chưa bao gồm VAT). Trong đó, giá trị khuyến mại quy đổi thành tiền đạt 33 tỷ đồng, chiếm khoảng 3.3% tổng giá trị hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế.

Báo cáo nêu, có 11/35 doanh nghiệp có phát sinh nghĩa vụ mua lại hàng hóa từ người tham gia với tổng giá trị ước tính khoảng 6 tỷ đồng, trong đó khấu trừ hoa hồng tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác và các chi phí quản lý, lưu kho khoảng 603 triệu.

Bộ trưởng nhận xét, ngành bán hàng đa cấp trong 6 tháng đầu năm 2017 tiếp tục giảm về số lượng doanh nghiệp, trong đó có Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy là công ty có quy mô lớn nhất trong ngành thực hiện chấm dứt hoạt động vào tháng 4/2017. Việc công ty này chấm dứt hoạt động là một trong những nguyên nhân khiến số lượng người tham gia bán hàng đa cấp tiếp tục giảm mạnh so với cuối năm 2016 (giảm 43%).

Báo cáo của Bộ trưởng cho biết, tổng số hoa hồng và các lợi ích kinh tế khác chi trả cho người tham gia bán hàng đa cấp đạt khoảng 986 tỷ đồng. Con số này tuy lớn về giá trị tuyệt đối nhưng nếu chia đều cho gần 362 ngàn người tham gia hệ thống thì thu nhập bình quân của người tham gia bán hàng đa cấp là không đáng kể, chỉ khoảng 2,7 triệu đồng/người/năm.

Điều này cho thấy bán hàng đa cấp chưa thực sự trở thành một kênh phân phối hiệu quả ở Việt Nam, và cũng không phải là một phương thức làm giàu cho tất cả những người tham gia, Bộ trưởng nhìn nhận.

Hoạt động bán hàng đa cấp vẫn chủ yếu tập trung vào hai nhóm mặt hàng chính là thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Theo phân tích của Bộ trưởng thì đây là những mặt hàng rất khó xác định giá trị thật và vì vậy, rất dễ xảy ra tình trạng giá bán hoàn toàn thoát ly giá trị cũng như giá trị sử dụng. Tuy các giao dịch đều được thực hiện trên nguyên tắc "thuận mua, vừa bán", Nhà nước không thể can thiệp, nhưng đây là yếu tố đáng chú ý, cần được tuyên truyền rộng rãi để người dân biết và chủ động tìm hiểu mối quan hệ giữa giá cả và giá trị thật của sản phẩm trước khi mua hàng.

Liên quan đến công tác quản lý nhà nước, Bộ trưởng thông tin trong 6 tháng đầu năm 2017, có 3 doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp nhưng không có doanh nghiệp nào được cấp vì không đáp ứng đủ điều kiện.

Cùng thời gian này, Bộ Công Thương đã kết thúc điều tra và xử phạt 4 doanh nghiệp bán hàng đa cấp có hành vi vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp với tổng số tiền phạt 490 triệu đồng.

Phần khó khăn, Bộ trưởngcho biết, thời gian qua, Bộ Công Thương tiếp tục nhận được nhiều đơn khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp. Gần như tất cả các đơn khiếu nại mà Bộ Công Thương nhận được đều từ những người tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp nhưng không hề có hoạt động bán hàng, chỉ đơn giản trao tiền cho người khác và hy vọng nhận được tiền lời với lãi suất cao.

Đặc biệt, 100% các thỏa thuận về lợi nhuận đều là thỏa thuận bằng lời, không được ghi lại thành văn bản nên khi xảy ra tranh chấp, cơ quan chức năng hoàn toàn không có chứng cứ để xử lý.