Các tỉnh miền Trung Việt Nam chia theo 3 miền: Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ; Tây Nguyên. Hoặc chia theo 2 vùng: duyên hải miền Trung (Bắc Trung Bộ & Nam Trung Bộ) và Tây Nguyên. Bài viết sau sẽ cập nhật danh sách các tỉnh miền Trung và một số đặc điểm nổi bật về địa hình, khí hậu của khu vực này.
Các tỉnh miền Trung Việt Nam chia theo 3 miền: Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ; Tây Nguyên. Hoặc chia theo 2 vùng: duyên hải miền Trung (Bắc Trung Bộ & Nam Trung Bộ) và Tây Nguyên. Bài viết sau sẽ cập nhật danh sách các tỉnh miền Trung và một số đặc điểm nổi bật về địa hình, khí hậu của khu vực này.
Tp trực thuộc Trung Ương: Từ 1/1/2025 tỉnh thừa thiên Huế chuyển thành TP Huế trực thuộc Trung Ương
Thành phố trực thuộc Trung Ương: Tp Đà Đẵng
7 tỉnh theo thứ tự bắc-nam: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng.
Hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ được gọi chung là Duyên hải miền Trung. Khối núi Bạch Mã, nơi có đèo Hải Vân được coi là ranh giới giữa Bắc và Nam Trung Bộ.
Như đã nói ở trên, địa hình miền Trung chia làm 3 khu vực là Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Cụ thể như sau:
Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
Đây là khu vực giáp Lào, có độ cao trung bình đến thấp. Riêng miền núi phía Tây thuộc tỉnh Thanh Hoá có độ cao từ 1.000 đến 1.500m. Khu vực miền núi thuộc tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh, cũng chính là đầu nguồn của dãy Trường Sơn có địa hình tương đối hiểm trở, hầu hết các dãy núi cao nằm rải rác tại khu vực này. Miền đồng bằng có tổng diện tích rơi vào khoảng 6.200km2, trong đó có đồng bằng thuộc tỉnh Thanh Hoá được nguồn phù sa từ sông Mã và sông Chu bồi đắp, nên đã chiếm gần 1/2 diện tích và được xem là đồng bằng rộng nhất của khu vực Trung Bộ.
Bắc Trung Bộ cũng sở hữu rất nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, cùng với đó là các di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng, có thể kể đến như biển Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa), biển Cửa Lò (tỉnh Nghệ An), di tích lịch sử – văn hóa Làng Sen quê Bác, Thành cổ Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị), Cố đô Huế … và còn rất nhiều địa điểm khác hấp dẫn du khách đến với du lịch các tỉnh miền Trung Việt Nam.
Gồm 8 tỉnh thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận. Đây là khu vực cận giáp biển.
Nam Trung Bộ (hay duyên hải Nam Trung Bộ) không nhiều diện tích đất nông nghiệp nên nông nghiệp tại đây không mấy khởi sắc. Tuy nhiên, nơi đây lại sở hữu những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển ngành du lịch và thương mại hàng hóa biển với vị trí trung tâm miền Trung, hơn nữa lại sở hữu nhiều cảnh quan kỳ thú .
Duyên hải Nam Trung Bộ tập trung nhiều bãi tắm, có nhiều vịnh biển đẹp nằm dọc các tỉnh như: biển Lăng Cô (Huế), vịnh Nha Trang (Khánh Hòa), Nhật Lệ (Quảng Bình), Mỹ Khê (Đà Nẵng), Cà Ná (Ninh Thuận), Cửa Đại (Quảng Nam), Quy Nhơn (Bình Định), Vịnh Vân Phong (Khánh Hòa)… Theo đó, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại khu vực Nam Trung Bộ rất phát triển, mang lại tiềm năng sinh lời lớn cho các chủ đầu tư.
Một số dự án khu nghỉ dưỡng, sinh thái bạn có thể tham khảo:
Bên cạnh đó, nơi đây cũng tập trung nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, di sản thiên nhiên phục vụ du khách tham quan và nghiên cứu (từ Phong Nha đến cố đô Huế, phố cổ Hội An, Mỹ Sơn…).
Gồm có 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và tỉnh Lâm Đồng. Tây Nguyên có diện tích rơi vào khoảng 54.473,7km2, nằm ở phía Tây và Tây Nam của miền Trung Việt Nam (phía Tây dãy Trường Sơn). Tây Nguyên có phía Tây giáp với 2 nước là Lào và Campuchia, phía Đông giáp với khu vực kinh tế Nam Trung Bộ và phía Nam giáp với khu vực Đông Nam Bộ.
Điểm nổi bật trong du lịch Tây Nguyên đến từ thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai và rất nhiều địa danh du lịch tự nhiên và văn hóa khác. Đến với Tây Nguyên, du khách được khám phá nhiều cảnh quan của núi và đa dạng nét đặc trưng văn hóa của người đồng bào sinh sống tại các bản làng Tây Nguyên, cũng như được trải nghiệm nhiều món ăn đặc sản của núi rừng Tây Nguyên.
Khí hậu miền Trung với 2 mùa rõ rệt, là mùa mưa và mùa khô. Cụ thể như sau:
Nằm ở vị trí tiếp giáp trên bản đồ của các tỉnh miền Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ có đặc trưng là những dãy núi trải dài phía Tây. Vị trí giáp Lào và độ cao từ thấp đến trung bình. Địa hình cao nhất là tỉnh Thanh Hóa (1.000 – 1.500m).
Ở Bắc Trung Bộ, khí hậu tương đối khắc nghiệt. Vào mùa hè, thời tiết nơi đây có đặc điểm là khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao. Đặc biệt, có giai đoạn ở một số tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, nhiệt độ có thể lên đến 40-42 độ C.
Đặc biệt vào mùa khô, có gió mùa Tây Nam hoạt động rất mạnh. Gió thổi từ Lào, gặp dãy Trường Sơn tạo thành hiện tượng gió phơn (hay còn được gọi là hiện tượng gió vượt đèo), khiến cho thời tiết rất khô và nóng, độ ẩm trong không khí bị giảm thấp.
Vào mùa đông, vì bị ảnh hưởng từ nhiều đợt gió mùa Đông Bắc, toàn khu vực Bắc Trung Bộ có nhiệt độ giảm mạnh, thời tiết lạnh giá, kèm theo đó là mưa nhiều. Do hơi nước từ biển thổi vào, khiến thời tiết càng giá rét hơn. Đây cũng là điểm khác biệt so với khí hậu miền Bắc vào mùa đông – có hiện tượng khô hanh nhưng rất ít mưa.
2. Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ
Có địa hình đặc trưng là vùng đồng bằng ven biển và núi thấp, khu vực này bao gồm các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ thuộc phía Nam của đèo Hải Vân. Ở Nam Trung Bộ có mùa đông tương đối dễ chịu, nơi đây chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhưng lại có dãy Bạch Mã chắn ngang.
Tuy nhiên, khu vực này khá oi bức vào mùa hè, vì gió mùa Tây Nam hoạt động tương đối mạnh, thổi xuyên suốt từ vịnh Thái Lan sang dãy Trường Sơn và tạo ra hiệu ứng gió phơn khô nóng.
Bên cạnh đó, Nam Trung Bộ nói riêng và toàn bộ dải đất miền Trung nói chung, tình trạng hạn hán và mưa lũ cũng diễn ra trầm trọng.
Vào khoảng tháng 9 hàng năm, nhất là khoảng thời gian từ tháng 10 và tháng 11, miền Trung thường xuyên phải hứng chịu rất nhiều trận mưa bão với cường độ mạnh, lượng mưa lớn từ 250mm- 450mm tùy thuộc vào từng khu vực. Mưa lũ kéo dài gây ra tình trạng xói mòn ở nhiều khu vực.
Khu vực Tây Nguyên tổng diện tích rơi vào khoảng 54.473,7km2. Địa hình chủ yếu của khu vực Tây Nguyên là núi cao và cao nguyên.
Trên đây là danh sách các tỉnh miền Trung được cập nhật mới nhất năm 2024 và một số đặc điểm về khí hậu Trung Bộ Việt Nam. AnPhatLand hy vọng bài viết này hữu ích cho nhu cầu tìm kiếm thông tin của bạn đọc. Hãy theo dõi WIKI BĐS thường xuyển để biết thêm nhiều thông tin quan trọng khác như thị trường mua bán nhà riêng lẻ, giá đất, pháp lý nhà đất, phong thủy nhà ở,…
Theo địa lý tự nhiên Việt Nam được chia thành 3 miền, bao gồm 63 tỉnh thành phố với các tỉnh thuộc 3 miền BẮC - TRUNG - NAM được chia như sau:
Miền Bắc có 23 tỉnh và 2 thành phố trực thuộc Trung Ương Hà Nội và Hải Phòng
Miền Trung có 18 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung Ương Đà Nẵng
Miền Nam có 17 tỉnh và 2 thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ.
Miền Trung hiện có 19 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Các tỉnh miền trung Việt Nam bao gồm: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận.